Lịch sử của học thuyết chủng tộc Đại chủng Á

Nguồn gốc

Thuật ngữ Mongolian để chỉ chủng tộc lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1785 bởi Christoph Meiners, một học giả tại Đại học Göttingen lúc bấy giờ. Meiners chia nhân loại thành hai chủng tộc mà ông gọi là "người da trắng" và "người Mông Cổ", cho rằng người da trắng đẹp đẽ còn người Mông Cổ "yếu đuối cả về thể xác lẫn tinh thần, xấu xí và thiếu đức hạnh".[8]:34

Người cộng sự có ảnh hưởng hơn của ông, Johann Friedrich Blumenbach, đã mượn thuật ngữ Mongolian để phân chia loài người thành năm chủng tộc trong ấn bản sửa đổi năm 1795 của cuốn sách De generis human varietate nativa (Về sự đa dạng tự nhiên của loài người). Mặc dù khái niệm về năm chủng tộc của Blumenbach sau đó đã làm nảy sinh học thuyết khoa học về phân biệt chủng tộc (scientific racism), các lập luận của ông phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc,[9] vì ông nhấn mạnh rằng nhân loại nói chung chỉ là một loài duy nhất[10] và chỉ ra rằng sự biến đổi từ một chủng tộc này sang một chủng tộc khác chậm đến mức sự khác biệt chủng tộc do ông trình bày còn "rất tùy tiện".[11] Theo khái niệm của Blumenbach, chủng tộc Mông Cổ bao gồm các dân tộc sống ở châu Á phía đông sông Ob, biển Caspisông Hằng, ngoại trừ người Mã Lai thuộc vào một đại chủng khác theo quan niệm của ông. Trong số các dân tộc sống bên ngoài châu Á, ông bao gồm thêm "người Eskimo" ở Bắc Mỹ và người Phần Lan lẫn Người Sami ở châu Âu.[12]

Trong bối cảnh học thuyết chủng tộc khoa học

Phân bố của các chủng tộc theo Thomas Henry Huxley trong On the Geographical Distribution of the Chief Modifications of Mankind (1870)[13]
  1: Bushmen
  2: Negro
  3: Negritoes
  5: Australoid
  7: Polynesian
  8: Mongoloids A
  8: Mongoloids B
  8: Mongoloids C
  9: Esquimaux

Các cuộc thảo luận học thuật về chủng tộc ở phương Tây thế kỷ XIX diễn ra trên bối cảnh của cuộc tranh luận giữa những người theo học thuyết độc ngành (monogenism cho rằng tất cả loài người có cùng một tổ tiên chung) và những người theo học thuyết đa ngành (polygenism cho rằng các chủng tộc khác nhau thì có tổ tiên khác nhau). Những người theo thuyết monogenism dựa lập luận của họ theo câu chuyện Ađam và Eva trong Kinh thánh hoặc dựa trên các nghiên cứu phi tôn giáo. Vì polygenism phóng đại sự khác biệt nhận thức được nên nó rất phổ biến đối với những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, đặc biệt là trong giới chủ nô ở Mỹ.[14]

Nhà sinh vật học người Anh Thomas Huxley, một người rất ủng hộ học thuyết Darwin và monogenism, đã chế giễu quan điểm của những người theo chủ nghĩa polygenism vào năm 1865: "Nhiều kẻ tưởng rằng loài người giả định của chúng được tạo ra ở nơi ta tìm thấy chúng... người Mông Cổ từ Đười ươi".[15]

Trong thế kỷ XIX, nhiều ý kiến nghi ngờ rằng liệu người Mỹ bản địa hay người Mã Lai có nên được đưa vào nhóm Mongolian hay Mongoloid hay không. Ví dụ, DM Warren vào năm 1856 đã sử dụng một định nghĩa hẹp không bao gồm chủng tộc "Mã Lai" hoặc "Mỹ",[16] trong khi Huxley (1870)[17] và Alexander Winchell (1881) gộp cả người Mã Lai và người Mỹ bản địa vào.[18] Năm 1861, Isidore Geoffroy Saint-Hilaire thêm người Úc thành cận chủng (subrace) của chủng Mongoloid.[19]

Trong cuốn Essai sur l'inégalité des races humaines (Tiểu luận về sự bất bình đẳng giữa các chủng tộc người, xuất bản 1853–55), sau này gây ảnh hưởng lên Adolf Hitler, nhà quý tộc Pháp Arthur de Gobineau đã định nghĩa ba chủng tộc mà ông gọi là "trắng", "đen" và "vàng". "Chủng tộc da vàng" của ông, tương ứng với "chủng tộc Mongoloid" của các tác giả khác, bao gồm "các nhánh Altai, Mông Cổ, Phần Lan và Tartar".[20][21] Ông coi "chủng tộc da trắng" là vượt trội, khẳng định "chủng tộc da vàng" có thể chất và trí tuệ tầm thường nhưng có thiên hướng chủ nghĩa vật chất cực kỳ mạnh mẽ cho phép họ đạt được những thành quả nhất định.[22]:100

Theo Meyers Konversations-Lexikon (1885–90), các dân tộc thuộc chủng Mongoloid bao gồm Bắc Mông Cổ, Trung Quốc & Đông Dương, Nhật Bản & Hàn Quốc, Tây Tạng & Miến Điện, Mã Lai, Polynesia, Maori, Micronesia, Eskimothổ dân châu Mỹ.[23]

Năm 1909, một bản đồ được xuất bản dựa trên phân loại chủng tộc ở Nam Á bởi Herbert Hope Risley đã phân loại cư dân của Bengal và các vùng Odisha là người Mongolo-Dravidia, những người có nguồn gốc Mongoloid lẫn Dravidia.[24] Tương tự vào năm 1904, Ponnambalam Arunachalam tuyên bố người SinhaleseSri Lanka là một dân tộc có nguồn gốc chủng tộc hỗn hợp Mông Cổ lẫn Mã Lai, kể cả Ấn-Arya, Dravidia và Vedda.[25] Howard S. Stoudt trong cuốn The Physical Anthropology of Ceylon (Nhân học sinh học của Ceylon) (1961) và Carleton S. Coon trong cuốn The Living Races of Man (1966) đã phân loại người Sinhalese có một phần Mongoloid.[26][27]

Nhà nhân học sinh học người Đức Egon Freiherr von Eickstedt, một người ủng hộ có ảnh hưởng của Rassenkunde (nghiên cứu chủng tộc) thời Đức Quốc xã, đã phân loại người Nepal, Bhutan, Bangladesh, Đông Ấn, các vùng Đông Bắc Ấn Độ, tây Myanmar và Sri Lanka là chủng Đông Brachid, thuật ngữ để đề cập đến những người có nguồn gốc hỗn hợp Indid và Nam Mongolid.[28] Eickstedt cũng phân loại người dân miền trung Myanmar, Vân Nam, miền nam Tây Tạng, Thái Lan và một phần của Ấn Độ là chủng Palaungid bắt nguồn từ tên của người Palaung ở Myanmar. Ông cũng phân loại người Miến Điện, Karen, Kachin, Shan, Sri Lanka, Tai, Nam Trung Quốc, Munda và Juang là "hỗn hợp" với kiểu hình Palaungid.[29]

Năm 1950, UNESCO đọc tuyên bố của họ về Câu hỏi Chủng tộc. UNESCO lên án tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc, nêu tên "học thuyết bất bình đẳng loài người và chủng tộc"[30]:1 là một trong số các nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ hai và đề xuất thay thế thuật ngữ "chủng tộc" (race) bằng "các nhóm dân tộc" (ethnic groups) vì "sai sót nghiêm trọng ... được đảm bảo bởi thói quen khi thuật ngữ "chủng tộc" được sử dụng trong hội thoại hằng ngày".[30]:6

Nguồn gốc các chủng tộc của Coon

Nhà nhân chủng học người Mỹ Carleton S. Coon đã công bố cuốn Nguồn gốc các chủng tộc bị tranh cãi gay gắt[31]:248 vào năm 1962. Coon chia Homo sapiens thành 5 nhóm: Bên cạnh Caucasoid, Mongoloid và Australoid, ông còn ghi nhận hai đại chủng khác phân bố ở Châu Phi cận Sahara: Capoid và Congoid.

Coon cho rằng Homo erectus đã tách thành năm chủng tộc hay phân loài (subspecies) khác nhau. "Homo Erectus sau đó đã tiến hóa thành Homo Sapiens không chỉ một lần mà đến năm lần, mỗi lần tạo thành một phân loài, sống trên lãnh thổ riêng của chúng, vượt ngưỡng từ trạng thái tàn bạo sang trạng thái khôn ngoan."[32]

Vì Coon tuân theo các phương pháp nhân học sinh học truyền thống, dựa vào các đặc điểm hình thái chứ không dựa vào di truyền học mới nổi để phân loại loài người, nên cuộc tranh luận về cuốn sách này "được xem như là hơi thở cuối cùng của một phương pháp luận khoa học đã lỗi thời và sẽ sớm bị thay thế."[31]:249[33]

Sự bác bỏ của khoa học hiện đại

Trên thực tế, không có sự phân biệt rõ ràng giữa các nhóm chủng tộc mà Blumenbach và sau đó là Charles Darwin khẳng định.[34]

Với các dữ liệu mới từ sự phát triển của ngành di truyền học hiện đại, khái niệm chủng tộc theo nghĩa sinh học (dựa vào màu da, sắc mắt để phân loại con người chứ không phải di truyền) phải bị loại bỏ hoàn toàn. Các vấn đề với khái niệm này là như sau: "không hữu ích hoặc không cần thiết trong nghiên cứu",[35] các nhà khoa học không thể đồng ý về định nghĩa của một chủng tộc được đề xuất nhất định, và họ thậm chí không thể đồng ý về số lượng chủng tộc có mặt trên Trái Đất, có nhiều ý kiến cho rằng loài người có tới hơn 300 "chủng tộc".[35] Ngoài ra, dữ liệu hiện có về gien người không nhất quán với khái niệm tiến hóa phân nhánh[36] hay khái niệm về "quần thể rời rạc, biệt lập hoặc tĩnh tại về mặt sinh học".[3]

Ý kiến chung của khoa học hiện tại

Sau khi thảo luận về các tiêu chí khác nhau được sử dụng trong sinh học để xác định phân loài hoặc chủng tộc, Alan R. Templeton kết luận vào năm 2016 rằng: "Câu trả lời cho câu hỏi liệu chủng tộc có tồn tại ở loài người hay không rất rõ ràng và tường minh: không."[37]:360

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại chủng Á http://s3.amazonaws.com/rdcms-aaa/files/production... http://www.explore-anthropology.com/anthropology/M... http://dictionary.reference.com/browse/mongoloid?s... http://www.deutschestextarchiv.de/book/view/blumen... http://www.deutschestextarchiv.de/book/view/blumen... http://aleph0.clarku.edu/huxley/SM3/GeoDis.html http://www.anthropology.emory.edu/FACULTY/ANTGA/We... http://krex.k-state.edu/dspace/bitstream/handle/20... http://www.yale.edu/glc/events/race/Painter.pdf //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10890244